Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Con đường trở thành vũ sư (Tác giả: Minh Vân - Báo Bình Thuận)

  Con đường trở thành vũ sư (Bài viết của phóng viên: Minh Vân - Báo Bình Thuận)  


Cũng giống như bao ngƱời khác, tôi đã gặp anh trong lớp học khiêu vũ, điều đặc biệt anh không phải là học viên như tôi mà là thầy tôi, anh Phạm Phi Hải, một người có niềm đam mê cháy bỏng môn thể thao đầy nghệ thuật này.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người dễ rơi vào tình trạng trầm uất do mải mê mưu sinh… Để giảm stress nhiều người (đa phần là phụ nữ) đã và đang tìm đến một loại hình giải trí mới là khiêu vũ. “Bắt mạch” được nhu cầu ấy, anh đã không ngừng luyện tập để trở thành một vũ sư như hôm nay, nhưng khiêu vũ đến với anh rất tình cờ…
Vào năm 1997 - 1998 khi còn là sinh viên của Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM, anh đã tìm đến bộ môn khiêu vũ vì tò mò. Lúc ấy chỉ với một suy nghĩ đơn giản sau khi ra trường, anh có thể tự tin cùng đồng nghiệp, đối tác nhảy theo nhạc trong các buổi tiệc khiêu vũ. Tuy nhiên, càng học anh càng thấy thích thú và bộ môn nghệ thuật đòi hỏi chút năng khiếu này bỗng trở thành người bạn tinh thần của anh lúc nào không hay biết. Sau một thời gian luyện tập ở Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM anh ra trường và về công tác tại quê nhà. Tuy nhiên, thời điểm ấy phòng trà ở Phan Thiết chưa phát triển, bộ môn khiêu vũ còn quá xa lạ với người dân nơi đây. Lúc ấy,nhiều người xem khiêu vũ là bộ môn dành cho giới thượng lưu và vô tình anh không có “đất dụng võ” phát huy năng khiếu của mình. Những điệu nhảy dần bị lãng quên.


Thời gian sau, anh Q.H (từ nơi khác đến) đã mở vài lớp học khiêu vũ tại Phan Thiết. Nắm bắt cơ hội, anh xin làm trợ giảng cho vũ sư Q.H, vừa luyện tập anh vừa ôn lại những giai điệu nồng nàn của Rumba, Tango, Boston, hay những bước nhảy cháy bỏng của Pasodole, Bebop, Chacha… Trong quá trình trợ giảng, anh T – Giám đốc TTVH TP. Phan Thiết, phát hiện anh có khả năng sư phạm, hướng dẫn dễ hiểu, đặt biệt là rất gần gũi, thân thiện với học viên nên đã mời anh dạy khiêu vũ tại trung tâm văn hóa. Và cứ thế anh vừa dạy, vừa học, vừa rút ra được nhiều điều thú vị trong từng bước nhảy của mình (cả bước nam lẫn bước nữ), dần hoàn thiện phương pháp giảng dạy, được mọi người quý mến và đã có chỗ đứng khá vững trong giới khiêu vũ tại TP. Phan Thiết hiện nay. Anh Hải cho biết, trước đây nhiều người rất định kiến với khiêu vũ, nhưng xã hội ngày càng phát triển, nền văn hóa hội nhập, thì mọi người dần có cái nhìn khác về môn học đầy tính nghệ thuật này. Để trở thành một vũ sư như hôm nay, tôi đã không ngừng luyện tập, học hỏi, cập nhật nhiều bước nhảy mới, đa dạng bài giảng, tạo hứng thú cho học viên vì “học khiêu vũ như thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi”.


Hiện nay, ngoài việc giảng dạy khiêu vũ tại các cơ quan, trường học, đoàn thể... anh còn mở thêm 1 địa điểm giảng dạy khiêu vũ tại gia - "H-T Dance Studio" ở địa chỉ 71/5 Võ Văn Tần – TP. Phan Thiết,  nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của lực lượng học viên học khiêu vũ tại TP. Phan Thiết.

Anh cho biết thêm, một trong những yếu tố quan trọng đem lại sự thành công của anh hôm nay, đó là sự ủng hộ hết mình của vợ anh. Chị là người bạn nhảy tuyệt vời đã cùng anh tập luyện và hoàn thiện từng bước nhảy; mong anh đem kiến thức truyền lại cho những người mới bước chân vào môn nghệ thuật đầy thú vị này.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Chia sẻ một vài kinh nghiệm khi học khiêu vũ

1. Chọn lớp:

- Chọn lớp học phù hợp với trình độ của mình. Nếu bạn mới bắt đầu học thì nên học từ cơ bản.
- Có 1 số nơi vì số lượng học viên ít, nên lớp cơ bản thường được ghép chung vào lớp nâng cao. Điều nay là không nên bởi vì sẽ làm học viên dễ bị nản do không theo kịp bài, cũng như thời gian thực tế thầy dành cho mình rất ít vì phải lo dạy lớp nâng cao.
- Không nên học lớp quá đông, vì càng đông thì cơ hội thực hành sẽ ít đi.  Lớp ít người sẽ được thầy kèm kỹ hơn, cơ hội được nhảy nhiều hơn. Tốt nhất là nên lập nhóm riêng mời thầy dạy, vì quen biết nhau nên không khí học cũng vui hơn, dễ tiếp thu hơn. ...
2/ Chọn thầy:

- Nếu bạn ở các TP lớn như HCM ,HN, HP ... thì mọi việc quá dễ, nhưng nếu nơi bạn ở chỉ là những tỉnh lẻ, những nơi phong trào K vũ mới phát triển trong thời gian gần đây thì bạn phải tìm hiểu trước khi bắt học.
(Thầy Hải đang hướng dẫn học viên tại H-T Dance Studio)
- Nếu có thời gian thì đi các phong trà xem ai nhảy đẹp, nhảy chuẩn, bạn cứ mạnh dạn gặp họ hỏi xem họ có dạy khiêu vũ không vì không phải ai đi nhảy đẹp cũng đi dạy và xin số phone để liên lạc và xin theo học . Nếu bạn chưa phân biệt được ai dạy tốt hơn ai thì nên tìm hiểu từ những người đã học và đã chơi khiêu vũ trên sàn, họ sẽ có câu trả lời mà bạn cần.

- Thực tế cũng có 1 số thầy học được nơi này 1 ít, nơi kia 1 ít, hoặc tự sáng chế 1 số bước không chuẩn lắm, nếu bạn lỡ theo học, sau này ra sàn, bạn mới phát hiện ra thì hơi muộn, lúc đó qua học thầy khác rất khó vì họ phải sửa bước cho bạn lại từ đầu. ...
- Ngoài giờ học trên lớp bạn phải tự tập ở nhà, tập với partner (bạn nhảy ruột) là tốt nhất, nếu bạn không bỏ thời gian ôn tập ngoài giờ học trên lớp sẽ rất dễ quên bước, và tiến bộ chậm.
- Bạn nên đi học đúng giờ, hoặc lên lớp sớm vài phút để ôn tập lại các bước đã học, nếu quên bước phải hỏi ngay với thầy hướng dẫn.
Trên sàn sẽ dạy bạn nhiều điều không có trong lớp học. Thật đáng buồn nếu bạn bỏ ra hàng năm hay nhiều năm để học nhảy mà lại không muốn ra sàn nhảy.
- Học hỏi trên sàn, trên internet, giao lưu với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước để học hỏi thêm các trường phái khác nhau, các phong cách khác nhau.
- Nếu sau một thời gian dài, bạn đã quên hết thì hãy trở lại lớp học, tập luyện lại từ đầu.
6/ Lời khuyên:
Bạn phải luyện đi luyện lại nhiều lần, 100 lần, 1.000 lần, thường thì 10,000 lần để bạn thành thục hầu hết các chuyển động vật lý của cơ thể.
Chúc các bạn thành công!